Cụ thể, là một công ty công nghệ, phía Xiaomi cho biết trong năm 2022 sẽ tích cực đóng góp ý kiến cho các cơ quan Chính phủ về chuyển đổi số dưới vai trò một nhà tư vấn công nghệ. Công ty đang thực hiện những bước đi đầu tiên cho mục tiêu đó.
Trước mắt, công ty tập trung chuyển đổi số ở mảng bán lẻ công nghệ. Theo ông KM, mảng bán lẻ công nghệ tại Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc hơn 10 năm trước. Người Việt vẫn mua sắm tại các cửa hàng di động ở mặt tiền vì vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi trong 5 năm tới.
Theo đại diện Xiaomi, mức sống của người dân Việt Nam đang gia tăng. Nhiều trung tâm mua sắm lớn, tập trung hàng hoá đa dạng mọc lên nhiều hơn. Người dân ngày càng hướng tới các trung tâm thương mại để vui chơi, giải trí, mua sắm.
Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ hàng hoá tại các trung tâm mua sắm thường đắt đỏ song nhiều thương hiệu tầm trung với chất lượng hàng hoá bảo đảm đang có mặt tại nhiều địa chỉ mua sắm lớn. Cộng với thu nhập gia tăng và nhóm người trẻ sẵn sàng thử nghiệm mô hình mới, chắc chắn việc mua sắm tại trung tâm thương mại sẽ trở thành xu hướng trong vòng 5 năm nữa.
Ông KM nhận định rằng các nhà bán lẻ công nghệ chắc chắn phải thích ứng với trào lưu mới, phải chuyển hướng tập trung sang các trung tâm thương mại - nơi thu hút nhiều khách hàng hơn.
Song song với những chuyển đổi về mặt vật lý, các nhà bán lẻ cần chuyển đổi sâu hơn về hạ tầng công nghệ thông tin. Chuyển đổi số sẽ giúp nhà bán lẻ quản lý được hệ thống, chăm sóc khách hàng tốt hơn, gia tăng trải nghiệm cho người mua.
Chẳng hạn, tại Trung Quốc, Xiaomi đã xây dựng hơn 10.000 Xiaomi Store, dùng hệ thống công nghệ đứng sau để quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ.
Nền tảng công nghệ này sẽ được áp dụng tại Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện tại, khu vực ASEAN có khoảng 170 cửa hàng Xiaomi và sẽ nâng lên 1.000 vào năm 2022. Để quản lý số lượng cửa hàng này, phía Xiaomi cho hay phải ứng dụng CNTT triệt để.
Về mặt khách hàng, ứng dụng CNTT sẽ giúp mua bán O2O (online to offline) dễ dàng hơn. Ví dụ, trong đợt ra mắt sản phẩm mới tại Malaysia, hãng cho khách đặt hàng trên mạng nhưng có tuỳ chọn đến cửa hàng Xiaomi để nhận máy. Điều này giúp gia tăng lượng khách (traffic) tới cửa hàng truyền thống, có thể đo lường được lượng khách ra vào và tỷ lệ chuyển đổi từ việc tham quan dẫn đến mua sắm.
Về mặt quản lý, hệ thống công nghệ xuyên suốt có thể giúp thống nhất các chương trình khuyến mại của tất cả cửa hàng trên hệ thống, giúp xây dựng các chương trình huấn luyện và có cả thông tin thu nhập, mức thưởng cho nhân viên.
“Tôi ghé thăm một số cửa hàng di động lớn tại Việt Nam gần đây. Gần như không có gì thay đổi ở các cửa hàng này năm 2022 với năm 2017 ngoại trừ bảng giá điện tử thay cho bảng giá giấy hồi cách đây 5 năm”, ông KM nêu ý kiến trong cuộc gặp với một nhóm phóng viên công nghệ tại Việt Nam.
Ý kiến của ông KM chỉ phản ánh một phần thực tế. Ngoài việc thay đổi bảng giá, các nhà bán lẻ công nghệ tại Việt Nam đã đa dạng hoá sản phẩm trong vòng 5 năm năm trở lại đây. Ngoài ra, hệ thống công nghệ của Thế Giới Di Động, FPT Shop hay các nhà bán lẻ khác cũng đủ mạnh, giúp một nhân viên chỉ cần cầm một chiếc điện thoại có thể tra cứu hàng tồn kho, giá bán, chương trình khuyến mại, thậm chí biết được doanh số bán và hoa hồng của họ theo thời gian thực.
Tuy vậy, quan điểm của ông KM về sự dẫm chân tại chỗ của mô hình bán lẻ công nghệ và xu hướng chuyển cửa hàng vào các trung tâm thương mại là hai vấn đề mà các doanh nghiệp Việt cần suy nghĩ.
Hải Đăng
Trong bối cảnh hàng công nghệ bão hoà, Thế Giới Di Động buộc phải nhảy vào các mảng khác để tìm kiếm tăng trưởng.
" alt=""/>Xiaomi: Bán lẻ công nghệ tại Việt Nam cần chuyển đổi sốTừ đầu năm, thị giá cổ phiếu BP tăng 24% nhờ giá năng lượng tăng dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, Meta – công ty mẹ Facebook – lại ghi nhận cổ phiếu sụt giảm gần 35% do kết quả kinh doanh kém thất vọng và dự báo tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong quý I.
Theo Telegraph, nếu đầu tư 1.000 bảng Anh “bắt đáy” BP trong năm 2020, hiện tại khoản tiền của bạn đã nhân đôi, lên 2.000 bảng Anh. Ngược lại, với cổ phiếu Facebook, số tiền giảm chỉ còn 600 bảng Anh. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho hai trường phái đầu tư theo giá trị và theo tăng trưởng.
BP và Facebook là hai công ty rất khác nhau. BP đại diện cho một thế giới xưa cũ, trong khi Meta lại là một trong những hãng công nghệ tiên phong. Tuy nhiên, cả hai cũng có vài điểm chung, chẳng hạn đều thống trị trong các lĩnh vực hoạt động trong vài năm nữa, đều là những tên tuổi “quốc dân”.
Một câu hỏi mà các nhà đầu tư “đau đầu” nhất là đầu tư vào Facebook hay BP sẽ tốt hơn. Theo lời CEO BP, BP là “cỗ máy in tiền”. Khi giá dầu tiếp tục tịnh tiến lên mức 100 USD/thùng và giá năng lượng còn duy trì ở mức cao trong thời gian trước mắt, BP vẫn sẽ tăng trưởng. Nó tạo ra nền tảng vững chắc để công ty chuyển mình thành đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và điện khí hóa của tương lai. Bên cạnh đó, BP có đủ tiềm lực để nâng mức cổ tức trả cho nhà đầu tư, mua lại cổ phần và giảm nợ.
Tương lai của Meta có thể thú vị hơn nhưng lại không chắc chắn bằng BP. Trong ngắn hạn, Facebook cũng là một “cỗ máy in tiền”. Bất chấp những tin tức tiêu cực gần đây, mạng xã hội được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong năm nay. Cũng như BP, nó có thể sử dụng dòng tiền mạnh mẽ của mình tạo ra tương lai tươi sáng. Khoản lỗ 10 tỷ USD từ bộ phận Reality Labs dường như vẫn trong tầm kiểm soát đối với một công ty mỗi năm kiếm được 130 tỷ USD.
Song có một khác biệt quan trọng giữa tương lai của hai bên. Sản phẩm của BP thiết yếu trong xây dựng thế giới hiện đại, còn của Meta thì không. Chúng ta phải sưởi ấm, đổ xăng, chúng ta không thực sự cần đến những thứ mà Facebook cung cấp. Google, Apple hay Amazon mang tính thiết yếu hơn Facebook.
Tất nhiên, tương lai là điều không ai đoán trước được. Giá dầu có thể giảm từ đỉnh, còn vũ trụ ảo của Meta sau cùng có thể trở thành thứ vĩ đại. Dù vậy, hiện tại, đầu tư vào BP dường như là một khoản đầu tư rẻ hơn và chắc chắn hơn, trong khi Meta đắt hơn nhiều và mang tính suy đoán.
Hoặc, đơn giản hơn, bạn có thể phân bổ danh mục đầu tư vào cả BP và Meta, không còn phải lựa chọn giữa cũ và mới, giá trị hay tăng trưởng, Anh hay Mỹ.
Du Lam (Theo Telegraph)
Facebook chỉ còn là công ty đại chúng lớn thứ 8 tại Mỹ, xếp sau rất nhiều tên tuổi khác và lần đầu tiên có thứ hạn thấp hơn hãng chip Nvidia.
" alt=""/>Thế giới thay đổi: Đầu tư vào BP nay còn khả quan hơn FacebookKhông có gì lạ khi các hãng viễn thông truyền thống tỏ ra hoài nghi, thậm chí thù địch với nhu cầu ngày một lớn của các hãng công nghệ. Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có muốn những nhà cung cấp dịch vụ Internet và chợ điện tử mạnh nhất thế giới cũng là những ông chủ của hạ tầng truyền dẫn hay không. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, sự tham gia của các hãng công nghệ trong ngành công nghiệp cáp quang đã giảm chi phí truyền dữ liệu cho tất cả mọi người, kể cả đối thủ của họ, và giúp tăng công suất truyền dữ liệu quốc tế thêm 41% chỉ riêng trong năm 2020, theo báo cáo thường niên về hạ tầng cáp quang biển của TeleGeography.
Mỗi tuyến cáp quang biển cần tới hàng trăm triệu USD. Lắp đặt và bảo trì đòi hỏi một đội tàu nhỏ, từ tàu khảo sát đến tàu chuyên dụng để lắp đặt cáp, áp dụng mọi công nghệ tối tân để chôn cáp dưới lòng đại dương. Đôi khi, họ phải lắp những sợi cáp vô cùng mỏng manh xuống độ sâu 6,4km. Theo Howard Kidorf, đối tác quản lý của Pioneer Consulting, công ty giúp các công ty thiết kế và xây dựng hệ thống cáp quang biển, họ làm mọi việc trong khi phải duy trì độ căng của dây cáp và tránh các chướng ngại vật khác nhau như các ngọn núi dưới biển, các đường ống dẫn dầu, các đường dây tải điện cao thế cho các trang trại gió ngoài khơi, thậm chí cả xác tàu đắm và bom chưa nổ.
Trước đây, việc lắp đặt cáp quang dưới biển cần tới nguồn lực của chính phủ và các hãng viễn thông quốc tế. Ngày nay, nó chuyển sang túi tiền của Big Tech. Kết hợp lại, Microsoft, Alphabet, Meta và Amazon đã rót hơn 90 tỷ USD cho cáp quang biển trong năm 2020. Bốn hãng cho biết lắp đặt tất cả cáp quang này để tăng băng thông tại những khu vực phát triển nhất của thế giới, đồng thời mang đến kết nối tốt hơn cho những khu vực chưa được phục vụ tốt như châu Phi và Đông Nam Á.
Ý đồ của Big Tech
Câu chuyện không chỉ có vậy. Họ tham gia ngành công nghiệp cáp quang biển một phần vì chi phí mua dung lượng ngày một cao, trong khi nhu cầu băng thông riêng của họ đang lớn hơn bao giờ hết. Khi xây tuyến cáp quang biển riêng, các ông lớn công nghệ tiết kiệm được số tiền mà họ phải trả cho các công ty cáp.
Thực tế, hầu hết các tuyến cáp biển do Big Tech tài trợ đều có sự tham gia của các đối thủ. Chẳng hạn, tuyến cáp Marea nối Virginia (Mỹ) với Bilbao (Tây Ban Nha) hoàn thành năm 2017 do Microsoft, Meta và Telxius (công ty con của hãng viễn thông Telefonica) đồng sở hữu. Năm 2019, Telxius thông báo Amazon ký thỏa thuận với công ty để sử dụng một trong 8 cặp sợi quang trong tuyến cáp. Về mặt lý thuyết, nó đại diện cho 1/8 của công suất 200 terabit/giây, đủ để phát hàng triệu bộ phim HD cùng lúc.
Chia sẻ băng thông với các đối thủ sẽ đảm bảo mỗi công ty có công suất riêng trên nhiều cáp hơn, giúp Internet hoạt động bình thường khi một tuyến cáp bị hư hỏng. Theo Hội đồng Bảo vệ Cáp quốc tế, cáp biển hỏng khoảng 200 lần/năm. Việc sửa cáp cũng là một nỗ lực lớn không kém việc lắp đặt cáp và mất khoảng vài tuần.
![]() |
Dự án cáp quang Marea trên bãi biển Arrietara năm 2017. (Ảnh: AFP) |
Theo Frank Rey, Giám đốc cấp cao Hạ tầng mạng Azure của Microsoft, chia sẻ cáp với hãng khác là chìa khóa để bảo đảm dịch vụ đám mây của họ luôn dùng được, điều mà Microsoft và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác hứa hẹn với khách hàng.
Bên cạnh đó, sự tham gia của một số nhà mạng khi lắp đặt cáp quang biển là một cách để xua tan suy nghĩ của các nhà quản lý rằng các hãng công nghệ Mỹ hoạt động như công ty viễn thông. Họ đã dành hàng chục năm để tranh luận trước báo chí và tòa án rằng họ không phải các nhà mạng.
Trong số các hãng công nghệ kể trên, Google khá lẻ loi khi một mình “ông lớn” này độc quyền sở hữu tới 3 tuyến cáp biển khác nhau và sẽ tăng lên 6 vào năm 2023. Google từ chối tiết lộ có ý định chia sẻ với doanh nghiệp nào khác hay không. Vijay Vusirikala, Giám đốc cấp cao Google phụ trách hạ tầng cáp quang biển và cáp mặt đất, giải thích, họ xây dựng các tuyến cáp độc quyền vì hai lý do. Một là, Google cần chúng để các dịch vụ như tìm kiếm, YouTube phản hồi nhanh hơn, tốt hơn. Hai là, giành lợi thế trong cuộc chiến dịch vụ đám mây.
Theo Joshua Meltzer, chuyên gia về thương mại điện tử và luồng dữ liệu, sự chuyển dịch quyền sở hữu hạ tầng Internet phản ánh thứ mà chúng ta đã biết về sự thống trị của Big Tech đối với các nền tảng Internet. “Bạn phải hình dung rằng các khoản đầu tư này cuối cùng sẽ khiến họ thống trị hơn trong các ngành công nghiệp mà họ hoạt động, vì họ có thể cung cấp dịch vụ với mức giá còn thấp hơn nữa”, ông Meltzer nhận định.
Du Lam (Theo WSJ)
Sự cố trên phân đoạn S1H.4 của tuyến cáp AAE-1 đã khắc phục xong, kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến khôi phục hoàn toàn, trở lại hoạt động bình thường. Trong khi đó, cáp APG đang được sửa, còn AAG dự kiến đến 15/12 mới sửa xong.
" alt=""/>Big Tech và cuộc chiến cáp quang dưới lòng đại dương